Khi thành lập DN tại Đà Nẵng, một trong những lưu ý đầu tiên là vấn đề góp vốn. Vậy việc góp vốn nên như thế nào? Có những quy định gì về việc góp vốn/cơ cấu vốn? Hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra cho quý khách một số nhận định và quy định về việc góp vốn, cơ cấu góp vốn, với mong muốn mang lại những nền tảng kiến thức bổ ích cho quý khách trong việc thành lập và hoạt động doanh nghiệp.

Việc góp vốn và cơ cấu vốn thành lập công ty được quy định tại một số điều của Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

Tài sản góp vốn:

Tài sản góp vốn là gì?

– Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm: góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn trong quá trình họat động của doanh nghiệp.

– Tài sản góp vốn có thể là: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Tuy nhiên, về cơ bản, khi thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần, các cá nhân chủ yếu góp bằng tiền mặt hoặc một số trường hợp là góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

– Đối với công ty TNHH, công ty cổ phần:

Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty được thực hiện quy định sau đây:

+ Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

+ Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

+ Việc thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản

– Doanh nghiệp tư nhân: Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Định giá tài sản góp vốn

tai san gop von doanh nghiepTài sản góp vốn không phải đồng Việt Nam thì bắt buộc phải định giá tài sản 

– Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

– Khi thành lập doanh nghiệp: Tài sản góp vốn phải được định giá và được các thành viên, cổ đông chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

– Trong quá trình hoạt động: Tài sản góp vốn phải được định giá và được các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp chấp thuận.

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *